Kế hoạch tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật của ngành giáo dục Ngọc Hồi năm 2019
Lượt xem:
Phòng Giáo dục và Đào tạo vừa triển khai kế hoạch tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật của ngành Giáo dục và Đào tạo năm 2019.
Tuyên truyền, phổ biến Luật ATGT đường bộ cho học sinh.
Mục đích của kế hoạch tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong toàn ngành nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về PBGDPL, hòa giải cơ sở, chuẩn tiếp cận pháp luật; Nhân rộng các mô hình, cách làm mới, hiệu quả; Phát huy tinh thần, trách nhiệm tự học tập, tìm hiểu pháp luật của công dân; Nghĩa vụ học tập pháp luật gắn với giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động, học sinh trong các cơ sở giáo dục nhằm tạo chuyển biến về ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật trong xã hội.
Phòng Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các đơn vị trường học xác định và lựa chọn các nội dung phù hợp với điều kiện thực tế (địa bàn, đối tượng, …) để xây dựng nội dung tuyên truyền, PBGDPL tại đơn vị đạt hiệu quả. Trong đó tập trung các nội dung chủ yếu là:
Tổ chức quán triệt, phố biến các luật, pháp lệnh mới do Quốc hội thông qua; Các luật, pháp lệnh, văn bản mới liên quan đến hoạt động chuyên môn, lĩnh vực quản lý; Các quy định pháp luật quan trọng, liên quan đến tình hình chính trị, phát triển kinh tế-xã hội của địa phương cũng như các cơ chế, chính sách liên quan trực tiếp đến đời sống, sinh hoạt của nhân dân mà dư luận xã hội quan tâm và cần định hướng; đặc biệt là các chế độ, chính sách liên quan đến người dạy, người học bằng hình thức phù hợp với từng đối tượng, địa bàn;
Tiếp tục thực hiện các hoạt động phổ biến, quán triệt nội dung Hiến pháp năm 2013, các Luật, Pháp lệnh triển khai thi hành Hiến pháp năm 2013; Các Luật, Pháp lệnh, văn bản mới ban hành hoặc thông qua trong năm 2018 và năm 2019; Các văn bản pháp luật thuộc phạm vi quản lý; Các quy định pháp luật, dự thảo luật, pháp lệnh quan trọng, liên quan trực tiếp đến: Cải cách hành chính, phòng chống tham nhũng, lãng phí, khiếu nại, tố cáo, bảo vệ môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng chống cháy nổ, an toàn giao thông đường bộ; Pháp luật về biển, đảo; vấn đề dư luận xã hội quan tâm hoặc cần định hướng dư luận xã hội trong đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và cha mẹ học sinh;
Tiếp tục phổ biến rộng rãi các chủ trương, quan điểm, nội dung chính sách, văn bản về cải cách hành chính; Chủ trương, nhiệm vụ, quan điểm về cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp; Kiểm soát thủ tục hành chính; Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thi hành pháp luật; Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật; Nội dung chính sách thể hiện trong các văn bản pháp luật liên quan đến phạm vi được giao quản lý;
Tiếp tục tuyên truvền, phổ biến, giới thiệu các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có liên quan trực tiếp đến người dân, doanh nghiệp như: Hiệp định Đối tác toàn diện, tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-Liên minh kinh tế Á-Âu, pháp luật về cộng đồng ASEAN; Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa, Công ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ; Các điều ước quốc tế ký kết giữa Việt Nam với các nước có chung đường biên giới; Điều ước về biển mà Việt Nam là thành viên; …
Ngoại khoá giáo dục giới tính cho học sinh |
Để công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đạt hiệu quả, Phòng Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các trường quan tâm tới một số hình thức tuyên truyền như sau:
Tiếp tục duy trì “Tủ sách pháp luật” và tăng thêm đầu sách mới, cần thiết phục vụ cho việc tra cứu, tìm hiểu trong đơn vị. Xây dựng quy chế hoạt động nhằm khuyến khích cán bộ, giáo viên và học sinh khai thác, tìm hiểu có hiệu quả những quy định của pháp luật.
Vận động cán bộ, giáo viên, nhân viên tham gia đầy đủ, có chất lượng các cuộc thi tìm hiểu pháp luật do các cấp có liên quan tổ chức.
Xây dựng chuyên mục thông tin, phổ biến, giáo dục pháp luật trên trang Website của đơn vị (nếu có). Trang bị pano, áp phích phục vụ tuyên truyền, giáo dục pháp luật phù hợp với lứa tuổi học sinh từng cấp học, theo từng đợt cao điểm.
Đối với giáo viên giảng dạy môn Giáo dục công dân, Giáo dục pháp luật và các môn học khác có nội dung tích hợp nội dung PBGDPL: các cơ sở giáo dục tăng cường công tác bồi dưỡng, đồng thời nâng cao ý thức tự bồi dưỡng của giáo viên, nhằm cập nhật kiến thức pháp luật, phục vụ công tác giảng dạy, nâng cao hiệu quả việc tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật tại đơn vị.
Thực hiện đầy đủ nội dung chương trình, tăng cường đổi mới phương pháp, hình thức dạy học các môn Đạo đức, Giáo dục công dân ở các cấp học, bậc học: coi trọng việc thực hành vận dụng, tổ chức việc dạy học linh hoạt theo hướng tích hợp trong nhiều hoạt động như: kể chuyện pháp luật, sân khấu hóa giáo dục pháp luật, xem phim tư liệu, thi hùng biện pháp luật v.v… tạo điều kiện cho học sinh tích cực tham gia thảo luận trình bày ý kiến ở các diễn đàn phổ biến giáo dục pháp luật.
Tổ chức các hoạt động, các cuộc thi tìm hiểu pháp luật một cách linh hoạt, thiết thực, phù hợp với tâm lý, lứa tuổi học sinh nhằm thu hút đông đảo học sinh tham gia, tạo ấn tượng tốt đẹp, hình thành ý thức thực hành pháp luật tự giác trong học sinh.
Chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng, các ban ngành, thực hiện tốt các đợt cao điểm tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trên địa bàn.
Phòng Giáo dục và Đào tạo yêu cầu hiệu trưởng các trường xây dựng kế hoạch tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2019 phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và đối tượng của đơn vị mình, đồng thời triển khai thực hiện có hiệu quả; thực hiện tốt việc tự kiểm tra trong nội bộ đơn vị về nội dung tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật. Qua đó, phân tích đánh giá chất lượng công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và đề ra các giải pháp đổi mới nâng cao hiệu quả công tác tại đơn vị.
Các đơn vị báo cáo kết quả thực hiện về Phòng Giáo dục và Đào tạo (báo cáo 06 tháng đầu năm trước ngày 15/06/2019 và báo cáo cuối năm 2019 trước ngày 08/11/2019).
Phòng GDĐT Ngọc Hồi.