Ngọc Hồi duy trì tốt tỷ lệ học sinh đi học chuyên cần

Lượt xem:

Đọc bài viết

Thời gian qua, ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) huyện Ngọc Hồi đề ra nhiều giải pháp thực hiện duy trì tỷ lệ học sinh đi học chuyên cần, hạn chế tình trạng học sinh bỏ học giữa chừng hoặc nghỉ học không xin phép, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục hàng năm.

Các nhà trường thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoại khoá vui chơi bổ ích cho học sinh sau những giờ học trên lớp. Ảnh: Nguyễn Thị Liên.

Thầy giáo Nguyên Văn Đại – Hiệu trưởng Trường Tiếu học Bế Văn Đàn cho biết: Năm học 2023-2024, Trường có 15 lớp với 437 học sinh; trong đó học sinh DTTS chiếm 58,1% với 260 em; có 71 học sinh dân tộc Brâu và 21 em được hỗ trợ chi phí học tập theo Nghị định 86/NĐ-CP của Chính phủ.

Đầu năm học, trường chỉ đạo giáo viên thực hiện 2 tuần làm quen cho học sinh lớp 1; phối hợp với gia đình giúp các em hòa nhập các hoạt động của trường. Để “giữ chân” các em đi học chuyên cần, nhà trường thực hiện đầy đủ các chế độ ưu đãi của Nhà nước đối với học sinh DTTS; chú trọng xây dựng lớp học thân thiện, môi trường lành mạnh; tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động trải nghiệm, các trò chơi dân gian, giúp các em mạnh dạn, tự tin trong mọi hoạt động của nhà trường. Sau 3 tháng thực hiện nhiệm vụ năm học, trường duy trì sĩ số học sinh đi học chuyên cần đạt 100%.

Năm học 2023-2024, Trường TH-THCS Lý Tự Trọng (xã Đăk Kan) có 29 lớp với 928 học sinh; trong đó cấp tiếu học có 17 lớp với 508 học sinh, cấp THCS có 12 lớp với 420 học sinh.

Thầy giáo Nguyễn Tài Duệ – Hiệu trưởng Trường TH-THCS Lý Tự Trọng cho biết: Trường triển khai nhiều giải pháp hữu hiệu để tạo hứng thú cho học sinh, giúp các em đi học chuyên cần, như tổ chức các hoạt động trải nghiệm, ngoại khóa, văn hóa, văn nghệ, thể thao sau những tiết học trên lớp. Nhờ vậy, từ năm học 2020-2021 đến nay, nhà trường duy trì tốt sĩ số học sinh, tỷ lệ học sinh học chuyên cần luôn đạt 100%.

Nhiều nhà trường trên địa bàn huyện đã chủ động xây dựng không gian thư viện mở nhằm thu hút học sinh tham gia đọc sách tìm hiểu nâng cao kiến thức sau mỗi giờ học; qua đó thêm yêu trường, yêu lớp, gắn bó với bạn bè, thầy cô. Ảnh: Nguyễn Thị Liên.

Ông Kiểu Quốc Tường – Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Ngọc Hồi cho biết: Những năm qua, ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Ngọc Hồi chỉ đạo các trường dối mới công tác quản lý, phương pháp dạy học; tổ chức các hoạt động ngoại khóa, hoạt động ngoài giờ lên lớp, trải nghiệm và rèn kỹ năng sóng cho học sinh phù hợp với đối tượng học sinh từng đơn vị. Triển khai thực hiện tốt phong trào trường học thân thiện, học sinh tích cực, tạo hứng thú và phát huy tính tích cực trong học tập cho học sinh, thu hút học sinh đến trường góp phần nâng tỷ lệ học sinh đi học chuyên cần toàn huyện đạt trên 99%.

Ngành Giáo dục và Đào tạo huyện chú trọng việc tăng thời gian học tập của học sinh trên lớp, thực hiện dạy học 2 buổi/ ngày. Trong đó, bậc mắm non thực hiện dạy tập nói tiếng Việt vào các buổi sáng từ thứ hai đến thứ năm hàng tuần và tăng cường 3 tiết/buổi vào các buổi chiểu hàng tuần; chủ yếu ôn tập nói tiếng Việt, hoạt động ảm nhạc, văn học, chữ viết.

Đối với bậc tiểu học, các trường tăng cường tiếng Việt cho học sinh DTTS trước khi vào lớp 1 bằng các nội dung thiết thực như: thực hiện tuần làm quen với tiếng Việt; kỹ năng giao tiếp và phát triển cho trẻ những kỹ năng cơ bản như nghe, nói, cách cẩm bút, vở, tư thể ngồi viết.

Tăng cường tiếng Việt thông qua các hoạt động ngoại khóa, hoạt động cộng đồng, hoạt động trải nghiệm nhằm thúc đây kỹ năng dọc-viết cho học sinh. Tăng cường tiếng Việt buổi thứ 2 (buổi chiều), sử dụng ít nhất 4 tiết/tuần tổ chức hoạt động trải nghiệm nhằm hỗ trợ học sinh DTTS học tiếng Việt bằng môi trường giao tiếp mới, ngoài môi trường giao tiếp về các bài học nhằm giúp học sinh có cơ hội giao lưu và nâng cao năng lực sử dụng tiếng Việt.

Đối với bậc THCS, ngoài các tiết dạy chính khóa, các trường sắp xếp, bố trí giáo viên thực hiện các tiết dạy phụ đạo những nội dung kiến thức học sinh còn yếu vào chéo buổi theo thời khóa biểu với các chuyên đề, chủ đề cụ thể phù hợp với đối tượng học sinh DTTS.

Thực hiện các tiết dạy bồi dưỡng học sinh giỏi các cấp cho học sinh DTTS vào chéo buổi với các chuyên đề, chủ đề phù hợp; kết hợp bồi dưỡng trực tiếp tại trường và trực tuyến trên các phần mềm Zoom, Office 365; đồng thời yêu cầu giáo viên chủ động, bố trí thêm thời gian để tăng cường việc bồi dưỡng học sinh DTTS ở các ngày khác trong tuần.

Song song với các giải pháp nêu trên, các trường thực hiện đầy đủ, kịp thời, đúng đối tượng các chế độ, chính sách của Nhà nước dành cho nhà giáo và học sinh DTTS; đặc biệt là các chế độ dành cho học sinh như: chế độ học sinh bán trú, hỗ trợ chi phí học tập, hỗ trợ ăn trưa cho trẻ mám non, hỗ trợ học sinh dân tộc rất ít người. Qua đó, tạo điều kiện thuận lợi để huy động học sinh ra lớp, duy trì ổn định sĩ số học sinh học chuyên cần, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục.

Theo báo Kon Tum số ra ngày 07/12/2023 (số 4262).