Nhiệm vụ trọng tâm giáo dục THCS kỳ II năm học 2018-2019

Lượt xem:

Đọc bài viết

Năm học 2018-2019 đã hoàn thành được nửa chặng đường. Đây là năm học Giáo dục THCS huyện Ngọc Hồi tiếp tục thi đua dạy tốt – học tốt, đẩy mạnh chất lượng giáo dục toàn diện; nâng cao chất lượng kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh; tiếp tục chuẩn bị các điều kiện để thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới,… đồng thời tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo thuận lợi thúc đẩy chất lượng công tác giáo dục THCS.

Học sinh Trường THCS Lý Tự Trọng (Ngọc Hồi – Kon Tum). Ảnh: Văn Hoang.

Kết nối nhiệm vụ trong học kì I, giáo dục THCS huyện Ngọc Hồi tiếp tục đề ra nhiều giải pháp khả thi nhằm đảm bảo hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ của năm học 2018-2019, trong đó tập trung một số nội dung trọng tâm cũng như những định hướng về việc thực hiện kế hoạch giáo dục, cụ thể như sau:

Các trường THCS trên địa bàn huyện (sau đây gọi tắt là đơn vị) thực hiện nghiêm túc kế hoạch giáo dục năm học 2018-2019 theo hướng dẫn tại Chỉ thị số 2919/CT-BGDĐT ngày 10/08/2018 của Bộ GDĐT; Quyết định số 1004/QĐ-SGDĐT ngày 31/07/2018 cua Sở GDĐT Kon Tum và Công văn số 297/PGDĐT ngày 21/09/2018 của Phòng GDĐT về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học cơ sở năm học 2018-2019.

Tăng cường xây dựng và sử dụng kho học liệu số toàn ngành, ngân hàng câu hỏi trực tuyên dùng chung và đóng góp vào Hệ tri thức Việt số hóa quốc gia tại địa chỉ tracnghiem.itrithuc.vn (cụ thể xem Phụ lục đính kèm).

Tiếp tục đẩy mạnh việc triển khai đổi mới giáo dục phổ thông, đặc biệt tăng cường đối mới cơ chế quản lí chuyên môn; sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học; công tác bồi dưỡng các nội dung chuyên môn, nâng cao tay nghề cho giáo viên. Đẩy mạnh công tác tổ chức quản lí các hoạt động chuyên môn trên trang mạng “Trường học kêt nối”: Các đơn vị xây dựng kế hoạch, hướng dẫn và theo dõi các tổ/nhóm chuyên môn, giáo viên đẩy mạnh sinh hoạt chuyên môn qua mạng “Trường học kết nối” như số lượng giáo viên, số lượng bài viết, các sáng kiến, đề tài nghiên cứu, tuyển chọn câu hỏi để xây dựng ngân hàng câu hỏi trực tuyến dùng chung trong dạy học và kiểm tra, đánh giá trên mạng trên “Trường học kết nôi”. Các đơn vị hướng dẫn giáo viên sử dụng công cụ phần mềm biên soạn câu hỏi, xây dựng đề thi, kiểm tra, đánh giá để áp dụng có hiệu quả trong quá trình dạy học.

Tiếp tục triển khai thực hiện Công văn số 1357/SGDĐT-GDTrH ngày 16/10/2017 của Sở GDĐT về việc hướng dần thực hiện chương giáo dục phổ thông hiện hành theo định hướng phát triến năng lực và phẩm chất học sinh từ năm học 2018 đối với cấp trung học và giáo dục thường xuyên. Rà soát nội dung dạy học trong sách giáo khoa hiện hành, qua đó xác định những nội dung dạy học vượt quá mức độ cần đạt về kiến thức, kĩ năng của chương trình GDPT hiện hành cần tinh giản; những nội dung cần điều chỉnh để tránh trùng lặp nội dung giữa các môn học, hoạt động giáo dục; những thông tin trong sách giáo khoa còn thiếu hoặc đã cũ, lạc hậu cần phải cập nhật cho phù hợp (VD: môn Địa lí, GDCD,…); không dạy những nội dung ngoài sách giáo khoa vượt qúa mức độ cần đạt về kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông.

Tiếp tục chỉ đạo thực hiện Thông báo số 45/TB-PGDĐT ngày 04/10/2018 về kết luận Hội nghị giao ban chuyên môn bậc THCS tháng 9/2018; Thông báo số 47/TB-PGDĐT ngày 22/10/2018 về quả kiểm tra công tác chuyên môn đầu năm học 2019 tại trường PTDTBT THCS Ngô Quyền và các trường THCS trực thuộc.

PHỤ LỤC

Xây dựng kho học liệu số toàn ngành, ngân hàng hỏi trực tuyến dùng chung

I. Mục đích

1. Nâng cao năng lực cho giáo viên về việc biên soạn và xây dựng ngân hàng câu hỏi trực tuyến; ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và thi, kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh.

2. Phát triển ngân hàng câu hỏi trực tuyến để chia sẻ và dùng chung trong quá trình dạy học và kiểm tra, đánh giá.

II. Yêu cầu

1. Câu hỏi được xây dựng theo ma trận với các mức độ: Nhận biết (nhắc lại hoặc mô tả đúng kiến thức, kĩ năng đã học); Thông hiểu (diễn đạt đúng kiến thức hoặc mô tả đúng kĩ năng đã học bằng ngôn ngữ theo cách của riêng mình, phân tích, giải thích, so sánh, áp dụng trực tiếp kiến thức, kĩ năng đã biết để giải quyết các tình huống, vấn đề trong học tập); Vận dụng (kết nối và sắp xếp lại các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết thành công tình huống, vấn đề tương tự tình huống, vấn đề đã học); Vận dụng cao (vận dụng được các kiến thức, kĩ năng để giải quyết các tình huống, vấn đề mới, không giống với những tình huốn, vấn đề đã được hướng dẫn; đưa ra những phản hồi hợp lí trước một tình huống, vấn đề mới trong học tập hoặc trong cuộc sống).

2. Nội dung câu hỏi được biên soạn, cập nhật lên mạng phải bảo đảm tính khoa học, chính xác, phù hợp với lứa tuổi học sinh; không biên soạn các câu hỏi kiểm tra, đánh giá những nội dung, bài tập, câu hỏi vượt quá mức độ cần đạt về kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông hiện hành.

III. Tổ chức thực hiện

1. Các trường tổ chức và hướng dẫn giáo viên tìm hiểu về quy trình biên soạn câu hỏi trực tuyến tại địa chi tracnghiem.itrithuc.vn và triển khai xây dựng, sử dụng ngân hàng câu hỏi dùng chung trong dạy học và kiểm tra, đánh giá.

2. Các trường tổ chức sinh hoạt chuyên môn để thảo luận, cụ thể hoá tiêu chí 4 mức độ của câu hỏi kiểm tra, đánh giá nêu tại Mục II của Phục lục này; hướng dẫn giáo viên sử dụng công cụ biên soạn câu hỏi trên mạng để xây dựng và sử dụng có hiệu quả ngân hàng câu hỏi trực tuyến trong quá trình dạy học.

3. Các trường có biện pháp khuyến khích, động viên, khen thưởng các tổ/nhóm chuyên môn, giáo viên tích cực thực hiện đổi mới kiểm tra, đánh giá và tham gia xây dựng, sử dụng ngân hàng câu hỏi trực tuyến.

Bùi Văn Sang (Phòng GDĐT Ngọc Hồi).