Quy đổi chứng chỉ ngoại ngữ, tin học đối với cán bộ, công chức

Lượt xem:

Đọc bài viết

Gần đây, nhiều bạn đặt câu hỏi về vấn đề quy đổi chứng chỉ ngoại ngữ, tin học đối với cán bộ, công chức được thực hiện ra sao; cũng như hiện nay thì nên thi lấy loại chứng chỉ nào ? Nhiều người vẫn đang sử dụng chứng chỉ ngoại ngữ, tin học  trình độ A, B, C. Liệu các chứng chỉ này có còn giá trị sử dụng và được quy đổi ra sao?

– Việc quy đổi đối với trình độ ngoại ngữ

Trước đây, chứng chỉ ngoại ngữ được cấp theo Quyết định 177/QĐ-TCBT ngày 30/01/1993 của Bộ GD&ĐT quy định chương trình tiếng Anh thực hành ABC và Quyết định 66/2008/QĐ-BGDĐT ngày 02/12/2008 quy định Chương trình giáo dục thường xuyên về tiếng Anh thực hành.

Tuy nhiên, Trình độ ngoại ngữ của cán bộ, công chức và viên chức được quy định trong các Thông tư về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp hiện hành là căn cứ vào Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (ban hành kèm theo Thông tư 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014).

Vì vậy, ngày 03/8/2016, Bộ GD&ĐT đã ban hành Công văn 3755/BGDĐT-GDTX để hướng dẫn việc quy đổi như sau:

Việc quy đổi sẽ thực hiện theo đề xuất của Bộ GĐ&ĐT với Bộ Nội vụ tại Công văn 6089/BGDĐT-GDTX ngày 27/10/2014:

STT Trình độ quy đổi Trình độ tương đương theo Khung ngoại ngữ 6 bậc
1 Trình độ A theo Quyết định 177 Bậc 1
Trình độ A1 theo Quyết định 66
2 Trình độ B theo Quyết định 177 Bậc 2
Trình độ A2 theo Quyết định 66
3 Trình độ C theo Quyết định 177 Bậc 3
Trình độ B1 theo Quyết định 66
4 Trình độ B2 theo Quyết định 66 Bậc 4
5 Trình độ C1 theo Quyết định 66 Bậc 5
6 Trình độ C2 theo Quyết định 66 Bậc 6

Còn ở thời điểm hiện tại, người học phục vụ cho việc thi công chức, viên chức thì nên thi các khóa cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc của Việt Nam, tương ứng với Khung năng lực ngoại ngữ Châu Âu.

Cuối cùng: Việc chấp nhận chứng chỉ/chứng nhận năng lực ngoại ngữ nào và thời hạn áp dụng của chứng chỉ/chứng nhận là do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương hoặc Giám đốc sở giáo dục và đào tạo (nếu được Chủ tịch UBND tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương ủy quyền) xem xét, quyết định dựa theo yêu cầu về năng lực ngoại ngữ đối với vị trí công việc.

Vì vậy, cá nhân người lựa chọn thi chứng chỉ thì cần nắm được vị trí công việc mình định thi tuyển yêu cầu loại chứng chỉ nào.

– Quy định yêu cầu tiêu chuẩn đối với giao viên theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc:

Giáo viên Hạng Tiêu chuẩn Ngoại ngữ Văn bản căn cứ (Thông tư)
Tiểu học Hạng II – Mã số: V.07.03.07 Bậc 2 21/2015/TTLT-BGDĐT-BNV
Hạng III – Mã số: V.07.03.08 Bậc 2
Hạng IV – Mã số: V.07.03.09 Bậc 1
Trung học cơ sở Hạng I – Mã số: V.07.04.10 Bậc 3 22/2015/TTLT-BGDĐT-BNV
Hạng II – Mã số: V.07.04.11 Bậc 2
Hạng III – Mã số: V.07.04.12 Bậc 1
Trung học phổ thông Hạng I – Mã số: V.07.05.13 Bậc 3 23/2015/TTLT-BGDĐT-BNV
Hạng II – Mã số: V.07.05.14 Bậc 2
Hạng III – Mã số: V.07.05.15 Bậc 2

Việc quy đối bằng cử nhân ngoại ngữ: Căn cứ nội dung tại Công văn 274 /BGDĐT-GDĐH được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành ngày 31/10/2012, theo đó: 
“Theo Mục tiêu của Đề án, năm học 2012-2013, sinh viên tốt nghiệp các trường cao đẳng chuyên ngữ tiếng Anh phải đạt trình độ năng lực tiếng Anh bậc 4 và sinh viên đại học chuyên chuyên ngữ tiếng Anh phải đạt bậc 5 để được cấp bằng tốt nghiệp…” 

– Việc quy đổi đối với trình độ tin học

Chứng chỉ tin học được cấp theo quy định hiện hành tại Thông tư liên tịch 17/2016/TTLT-BGDĐT-BTTTT ngày 21/6/2016.

Các chứng chỉ tin học ứng dụng A, B, C đã cấp có giá trị sử dụng tương đương với chứng chỉ ứng dụng Công nghệ thông tin cơ bản tại Thông tư liên tịch số 17.

Nguồn: Tổng hợp.