Bộ GD-ĐT Công bố dự thảo 20 chương trình môn học phổ thông mới
Lượt xem:
Chiều nay 19/1, Bộ GD-ĐT đã công bố dự thảo chương trình môn học và hoạt động giáo dục của chương trình giáo dục phổ thông tổng thể.
Chương trình môn học là văn bản xác định vị trí, vai trò môn học trong thực hiện mục tiêu GDPT, mục tiêu và yêu cầu cần đạt, nội dung giáo dục cốt lõi của môn học mỗi lớp hoặc cấp học đối với tất cả học sinh trên phạm vi toàn quốc, định hướng kế hoạch dạy học môn học ở mỗi lớp và mỗi cấp học, phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục, đánh giá kết quả giáo dục của môn học.
Dự thảo các chương trình môn học đã được các Vụ, Cục có liên quan thuộc Bộ GDĐT và một số chuyên gia giáo dục, nhà khoa học, giảng viên trường sư phạm, giáo viên cốt cán tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông đại diện cho đội ngũ giáo viên trên phạm vi cả nước góp ý.
Dưới đây là dự thảo chi tiết từng chương trình môn học (bấm vào từng link để download toàn văn dự thảo) .
1. Dự thảo chương trình môn Tiếng Việt/ngữ Văn (124 trang)
2.1. Dự thảo chương trình môn Tiếng Anh lớp 1, 2 (22 trang)
2.2. Dự thảo chương trình môn Tiếng Anh lớp 3-12 (50 trang)
2.3. Dự thảo chương trình môn Tiếng Pháp (69 trang)
2.4. Dự thảo chương trình môn Tiếng Đức (85 trang)
2.5. Dự thảo chương trình môn Tiếng Nga (59 trqng)
2.6. Dự thảo chương trình môn Tiếng Nhật (31 trang)
2.7. Dự thảo chương trình môn Tiếng Hàn (29 trang)
2.8. Dự thảo chương trình môn tiếng Trung Quốc (45 trang)
3. Dự thảo chương trình môn Toán (98 trang)
4. Dự thảo chương trình môn Giáo dục công dân (80 trang)
5. Dự thảo chương trình môn Tự nhiên xã hội (28 trang)
6. Dự thảo chương trình môn Lịch sử và Địa lý (tiểu học) (30 trang)
7. Dự thảo chương trình môn Lịch sử và Địa lý (THCS) (62 trang)
8. Dự thảo chương trình môn Lịch sử THPT (75 trang)
9. Dự thảo chương trình môn Địa lý (57 trang)
10. Dự thảo chương trình môn Khoa học (25 trang)
11. Dự thảo chương trình môn Khoa học tự nhiên (104 trang)
12. Dự thảo chương trình môn Vật lý (45 trang)
13. Dự thảo chương trình môn Hóa học (61 trang)
14. Dự thảo chương trình môn Sinh học (83 trang)
15. Dự thảo chương trình môn Công nghệ (55 trang)
16. Dự thảo chương trình môn Tin học (92 trang)
17. Dự thảo chương trình môn Âm nhạc (55 trang)
18. Dự thảo chương trình môn Mỹ thuật (69 trang)
19. Dự thảo chương trình môn Giáo dục thể chất (61 trang)
20. Dự thảo chương trình Hoạt động trải nghiệm (59 trang)
Tải về trọn bộ 20 bản dự thảo chương trình các môn học và hoạt động giáo dục Tại đây (27MB).
Dự thảo sẽ được lấy ý kiến công luận trong 2 tháng, sau đó ban soạn thảo bổ sung, hoàn thiện trước khi công bố chính thức.
Chương trình giáo dục phổ thông mới dự kiến sẽ được bắt đầu triển khai trên cả nước từ năm học 2019-2020 với lớp 1 của bậc tiểu học, từ năm học 2020-2021 với lớp 6 của bậc trung học cơ sở và từ năm học 2021-2022 với lớp 10 của bậc trung học phổ thông.
Cụ thể, ở chương trình giáo dục phổ thông mới, thay vì các môn học như hiện hành, các môn học mới sẽ xuất hiện và được phân chia thành 2 loại: Môn học, hoạt động bắt buộc và môn học tự chọn.
Ở cấp Tiểu học, các môn học bắt buộc gồm: Tiếng Việt, Toán, Ngoại ngữ 1, Giáo dục lối sống, Đạo đức, Tự nhiên và xã hội, Lịch sử và Địa lý, Khoa học, Tin học và Công nghệ, Giáo dục thể chất, Nghệ thuật.
Môn học tự chọn là Tiếng dân tộc thiểu số và Ngoại ngữ 1 (đối với lớp 1 và 2).
Ở cấp Trung học cơ sở, các môn học bắt buộc: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ 1, Giáo dục công dân, Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lý, Tin học, Công nghệ, Giáo dục thể chất, Nghệ thuật.
Môn học tự chọn: Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 2.
Ở cấp Trung học phổ thông, các môn học bắt buộc: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ 1, Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng và an ninh.
Các môn học được lựa chọn: theo nhóm Khoa học Xã hội (gồm các môn Giáo dục kinh tế và pháp luật, Lịch sử, Địa lý), nhóm Khoa học Tự nhiên (gồm các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học), nhóm Công nghệ và Nghệ thuật (gồm Công nghệ, Tin học, Nghệ thuật).
Các môn học tự chọn: Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 2.
Đặc biệt, hoạt động giáo dục bắt buộc xuyên suốt tất cả 3 cấp học là Hoạt động trải nghiệm.
Được biết, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xác định thời gian bắt đầu triển khai áp dụng chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới theo hình thức cuốn chiếu ở mỗi cấp học trên phạm vi toàn quốc bắt đầu từ năm học 2019-2020.
Cụ thể, đối với cấp tiểu học từ năm học 2019 -2020, đối với cấp trung học cơ sở từ năm học 2020 – 2021 và đối với cấp trung học phổ thông từ năm học 2021 – 2022.
Lộ trình cụ thể như sau:
Năm học 2019 – 2020 triển khai ở lớp 1;
Năm học 2020 – 2021: lớp 2 và lớp 6;
Năm học 2021 – 2022: lớp 3, lớp 7 và lớp 10;
Năm học 2022 – 2023: lớp 4, lớp 8 và lớp 11;
Năm học 2023 – 2024: lớp 5, lớp 9 và lớp 12.
Nguồn: Bộ GD-ĐT