Đôi điều suy nghĩ về “Bồi dưỡng nhận thức – Tạo động lực đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục”

Lượt xem:

Đọc bài viết

Thời gian gần đây, rất nhiều những hội thảo bàn về đổi mới giáo dục được diễn ra, nhằm lấy những ý kiến đóng góp từ các nhà giáo dục cho việc đổi mới được thuận lợi.

Cùng góp ý kiến cho đổi mới giáo dục thầy giáo Trần Đức Thư – Hiệu trưởng Trường THCS Đắk Dục (Ngọc Hồi – Kon Tum) đã mạnh dạn đề xuất một số giải pháp cũng như chia sẻ quan điểm về nhận thức, hành động trong đội ngũ nhà giáo cho một nền giáo dục đang trong giai đoạn “khởi đầu nan”.

Bài viết thể hiện quan điểm, nhận thức và cách hành văn của chính tác giả.

Một tiết học tại trường tiểu học Lê Văn Tám (Đắk Dục – Ngọc Hồi). Ảnh minh họa.

Trong những năm gần đây chủ trương đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục của Đảng đã được đại đa số cán bộ quản lý giáo dục (CBQLGD), giáo viên hưởng ứng và đã đạt được những kết quả bước đầu quan trọng. Tuy nhiên vẫn còn những khó khăn, rào cản trong đó có nhận thức của một bộ phận nhỏ CBQLGD và giáo viên về đổi mới giáo dục còn lạc hậu và chưa đầy đủ. Nó biểu hiện ở nhiều khía cạnh như nhận thức sai lệch về đổi mới giáo dục; tâm lý cầu toàn, ngại thay đổi; đứng ngoài sự thay đổi (coi việc đó không phải của mình) hay bị bắt buộc thay đổi… Một trong những nguyên nhân của tình trạng đó là do những hạn chế trong công tác tuyên truyền, giáo giáo dục. Để khắc phục tình trạng đó chúng tôi xin mạo muội nêu ra một số biện pháp sau.

Thứ nhất, tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục phải làm cho cán bộ, giáo viên thay đổi thái độ, tư duy về đổi mới. Khiến họ thấy được rằng nhiệm vụ đổi mới giáo dục là tất yếu không ai có thể đứng ngoài hoặc cưỡng lại sự thay đổi.

Bồi dưỡng học sinh giỏi là trách nhiệm và niềm tự hào của nhà trường

Thứ hai, phải giúp đội ngũ có cách tiếp cận mới đối với sự đổi mới. Có nghĩa là khiến họ phá bỏ lối tư duy cầu toàn, ngại thay đổi. Đừng nghĩ thay đổi chỉ có nguy cơ và bất trắc mà hãy nghĩ thay đổi có thể mang lại nhiều cơ hội và nếu không thay đổi thì còn nhiều bất lợi và nguy cơ hơn. Cần thấy thay đổi là cơ hội để thử thách, để chứng minh khả năng hoặc để rèn luyện khả năng đứng vững và thích nghi. Giúp cho đội ngũ thay đổi suy nghĩ với những gì đang làm, nên bắt đầu từ những suy nghĩ tích cực, hướng tới việc đạt được kết quả và thành công hơn.

Thứ ba, giúp đội ngũ xây dựng niềm tin vào khả năng để thích nghi và làm chủ sự đổi mới. Tức là, việc tuyên truyền, giáo dục phải giúp họ gạt bỏ sự lo lắng, việc thích nghi với thay đổi và kiểm soát sự thay đổi là điều hoàn toàn có thể làm được nếu có sự chuẩn bị chu đáo về tinh thần và tư duy tích cực.

Thứ tư, giúp đội ngũ hiểu rằng không nên và không được chỉ dừng lại ở mức phản ứng lại hoặc tìm cách thích nghi với sự thay đổi do người khác hoặc môi trường tạo ra  mà  chính bản thân họ phải chủ động, sáng tạo trong công quá trình công tác.Thứ ba, giúp đội ngũ xây dựng niềm tin vào khả năng để thích nghi và làm chủ sự đổi mới. Tức là, việc tuyên truyền, giáo dục phải giúp họ gạt bỏ sự lo lắng, việc thích nghi với thay đổi và kiểm soát sự thay đổi là điều hoàn toàn có thể làm được nếu có sự chuẩn bị chu đáo về tinh thần và tư duy tích cực.

Thư năm, trong công tác quản lý, chỉ đạo người cán bộ luôn chủ động, mạnh dạn sáng tạo; chủ động tiếp cận đổi mới, phát huy tính sáng tạo của đội ngũ. Từ đó tạo được sức lan tỏa trong tập thể cũng như các thế hệ học sinh.

Trong phạm vi bài viết nhỏ này cá nhân xin trao đổi một vài ý kiến trong quá trình chỉ đạo cũng như tuyên truyền, thuyết phục nâng cao nhận thức để tạo động lực trong công cuộc đổi mới giáo dục. Chắc chắn sẽ còn nhiều thiếu sót xin được sự góp ý, chia sẻ của đồng nghiệp.

Trần Đức Thư.