Những điểm mới trong việc thiết kế bài kiểm tra định kỳ theo Thông tư 22
Lượt xem:
Năm học 2016-2017 là năm học đầu tiên thực hiện Thông tư 22/2016/TT-BGD ĐT ngày 22 tháng 9 năm 2016 – Thông tư bổ sung và sửa đổi một số điều cảu Quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 30/2014/TT-BGD ĐT ngày 28 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. So với Thông tư 30, Thông tư 22 có nhiều điểm mới và rõ ràng hơn, trong đó có tài liệu hướng dẫn ra đề kiểm tra định kì được nhiều giáo viên quan tâm và tìm hiểu nhiều nhất.
Sau đợt tập huấn về thiết kế bài kiểm tra định kì theo Thông tư 22 của bộ Giáo dục và Đào tạo do Phòng GD-ĐT tổ chức, tôi nhận thấy rằng việc ra đề kiểm tra theo Thông tư 22 vô cùng quan trọng vì hiện nay việc đánh giá thường xuyên không được chấm điểm.
Đối với các lớp 1; 2; 3 một năm chỉ có 2 bài kiểm tra, các lớp 4, 5 có 4 bài kiểm tra. Chính vì thế việc ra đề kiểm tra làm sao phải đánh giá thục chất năng lực học tập của mỗi học sinh tránh tình trạng học sinh sao chép bài của bạn. Trược đây nhiều giáo viên vấn thắc mắc: Một năm chỉ có 2, 4 bài kiểm tra liệu có nói lên được kết quả học tập của học sinh hay không? Đánh giá đúng thực chất lực học của học sinh hay không? Giả định như một học sinh nếu trong đợt kiểm tra cuối kì trong khi làm bài học sinh đó xem bài của bạn như vậy việc kiểm tra sẽ đánh giá lực học của học sinh đó như thế nào? Vì học sinh rất ít được kiểm tra bằng điểm số. Đó là những câu hỏi, những trăn trở thắc mắc của không ít giáo viên hiện nay.
Bên cạnh đó cũng còn rất nhiều vấn đề còn rối rắm làm giáo viên không ít gặp khó khăn trong việc ra đề. Nhưng sau đợt tập huấn vừa rồi tôi thấy như được tháo gỡ một cái nút của sợi dây bị rối vậy. Mọi việc đã được tường minh. Qua phần lí luận hướng dẫn thiết kế bài kiểm tra tôi thấy rằng những cái mới trong việc thiết kế bài kiểm tra, đánh giá học sinh theo thông tư 22 lần này làm sáng tỏ, rõ ràng, tường minh những vấn đề trước đây khi còn thực hiện Thông tư 30. Thực ra đây không phải là cái mới xa lạ đối với giáo viên mà là cái mới trong cách thực hiện. Mục đích của cái mới ở đây theo tôi hiểu là Thông tư 22 đang tìm cách chau chuốt cho hoàn chỉnh, cho chuẩn kiến thức kĩ năng phù hợp với năng lực học tập của từng học sinh để đảm bảo mỗi một học sinh đều được phát triển trí tuệ đúng với năng lực học tập của mình. Đánh giá được thực chất từng năng lực học tập của từng em.
Câu lạc bộ theo từng cấp học – Tại sao không? Xây dựng môi trường sinh hoạt cho cán bộ quản lý giáo dục, đặc biệt là hiệu trưởng các trường học là việc làm vô cùng cần thiết và bổ ích […] |
Thực tế cho thấy hằng ngày trên lớp giảng dạy giáo viên cũng thường xuyên và đã dạy học sinh theo 4 mức độ cần đạt như Thông tư 22 đã hướng dẫn, chỉ có điều trước đây chưa phân ra các mức độ rõ ràng. Tuy nhiên chúng ta cũng thực hiện đúng rồi. Ví dụ trong một tiết tập đọc những đoạn ngắn hoặc câu hỏi dễ chúng ta vẫn thường dành cho những học sinh có hứng thú thấp đọc và trả lời. Những đoạn văn dài hay câu hỏi khó thì dành cho những học sinh có hứng thú cao. Trong các tiết học khác cũng vậy, chúng ta vẫn thường chia ra từng mức cho từng đối tượng học sinh làm.
Việc thiết kế bài kiểm tra cũng vậy chúng ta không phải tìm tòi đâu xa lạ. Giáo viên nên biết rằng chúng ta dạy cái gì thì kiểm tra cái đó. Cơ sở chuẩn mực vẫn là bộ sách giáo khoa chúng ta đang dạy hiện hành. Căn cứ vào đó chúng ta thiết kế bài kiểm tra sao cho phù hợp từng đối tượng học sinh sao cho đảm bảo tính vừa sức, đảm bảo chuẩn kiến thức kĩ năng như đã giảng dạy trên lớp như vậy là đảm bảo yêu cầu và đánh giá đúng năng lực học tập của học sinh.
Tóm lại việc ra đề kiểm tra giáo viên cũng cần phải xác định theo từng mức độ cho bản thân mình để ra đề cho đảm bảo chuẩn kiến thức, kĩ năng. Bước 1 chúng ta nên đọc phần lí thuyết để nhận biết. Bước 2 cần phải hiểu các mức độ ra đề bám sát Chuẩn kiến thức kĩ năng từng môn học để vận dụng ra đề kiểm tra phù hợp với thực tế địa phương mình đang dạy. Làm sao không hạ chuẩn kiến thức ở từng lớp và cũng không quá khó với từng đối tượng học sinh của lớp mình đang giảng dạy để đánh giá được đúng thực chất chất lượng học sinh. Từ đó có định hướng đúng đắn về áp dụng các biện pháp tiếp theo nâng cao chất lượng dạy học, báo cáo trung thực với các cấp quản lí về chất lượng học sinh của mình.
Đinh Thị Thiện – GV Trường TH Nguyễn Bá Ngọc