Trường TH Đắk Dục: Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Tập đọc cho HS DTTS

Lượt xem:

Đọc bài viết

1. Những thuận lợi và khó khăn của học sinh đân tộc khi học môn tập đọc.

1.1.Thuận lợi

Đại đa số trẻ em  được đi học đúng độ tuổi, được chăm sóc, được tạo điều kiện để học tập. Chương trình tăng cường tiếng Việt đã nâng cao một cách hiệu quả kĩ năng sử dụng tiếng Việt của học sinh dân tộc thành thạo tiếng mẹ đẻ và có thể sử dụng tiếng Việt ngày càng nhiều. Các em có thể hỗ trợ nhau trong quá trình học tập với vai trò tương tự như nhân viên trợ giảng. Đây là sự hỗ trợ tích cực đối với học sinh dân tộc thiểu số trong quá trình học tiếng Việt.

1.2. Khó khăn

– Do ảnh hưởng của phát âm tiếng mẹ đẻ, học sinh dân tộc đọc các âm tiếng, từ chưa đúng với cách phát âm chuẩn. Điều này có thể dẫn đến nhầm lẫn hình thức của từ, hiểu sai nghĩa của từ, do vậy hiểu không chính xác nội dung của bài.

– Một số bài tập đọc dài, có nhiều từ học sinh dân tộc chưa biết  nghĩa, nội dung bài xa lạ so với vốn sống của học sinh.

– Các từ ngữ được giải nghĩa sau mỗi bài đọc, các câu hỏi tìm hiểu bài trong sách giáo khoa đều dành cho chung một đối tượng học sinh. Nhưng trong thực tế, vốn tiếng việt và kinh nghiệm sống của  học sinh địa phương, từng dân tộc không giống nhau. Do vậy, có những nhiệm vụ phù hợp với HS người Kinh nhưng lại quá khó đối với học sinh dân tộc.

2. Vận dụng phương pháp dạy môn tiếng việt phù hợp với học sinh trong bài tập đọc

Thứ nhất: Vận dụng phương pháp phân tích ngôn ngữ phù hợp trong dạy học,  học sinh trong dạy học tập đọc.

a. Phương pháp phân tích ngôn ngữ có thể được sử dụng trong những trường hợp chủ yếu sau

Khi học sinh đọc- hiểu các văn bản thông thường mang tính khuôn mẫu cao. (ví dụ danh sách học sinh, thời khóa biểu,  thời gian biểu…).Qua phân tích mẫu , học sinh không chỉ biết đọc và hiểu nội dung bài đọc  mà còn có những hình mẫu để viết được những bài Tập làm văn.

Khi phân tích giọng đọc của giáo viên hoặc của học sinh trong những trường hợp cụ thể để rút ra quy luật và giọng đọc. Ví dụ :

+ Cần phát âm những tiếng có âm /vần/ thanh khó thế nào cho đúng?

+ Cần thể hiện giọng đọc thế nào khi nhân vật là người già / trẻ em?

+ Cần thể hện sự ngạc nhiên / mừng rỡ / lo âu thế nào qua giọng đọc?

b. Một số điều cần lưu ý khi vận dụng phương pháp phân tích ngôn ngữ trong dạy học Tập đọc

Khi dạy học cần chú ý các yếu tố mang tính đại diện để học sinh có thể rút ra kinh nghiệm khi thực hiện các trường hợp khác tương tự. Ví dụ :

– Cấu trúc chung của một kiểu văn bản

– Cách phát âm những hiện tượng khó ngữ âm thừng gặp

– Cách thể hiện giọng đọc trong những trường hợp điển hình

Thứ hai: Vận dụng phương pháp giao tiếp phù hợp học sinh dân tộc trong tập đọc

c. Trong dạy học Tập đọc phương pháp giao tiếp được dùng để hỏi đáp, để:

– Tìm những từ ngữ / câu khó đọc. Ví dụ :

+ Trong bài có những từ nào khó đọc?

+ Trong bài có những từ nào cần rèn luyện đọc ?

– Giải thích cách đọc đúng và cách đọc hay . Ví dụ :

+ cần ngắt / nghỉ  hơi ở vị trí nào trong câu . Vì sao ?

+ Cần thể hiện giọng đọc thể nào? ( đọc nhanh/ chậm, cao giọng , hạ giọng…)

– Giải nghĩa từ ngữ/ câu . Ví dụ;

+ Từ này có nghĩa là gì ?

+ Câu này có ý nghĩa gì ?

 (Đây là câu hỏi khó nên thiết kế thành bài tập trắc nghiệm)

– Nêu nội dung của đoạn/ bài. Ví dụ :

+Trong bài có từ nào hay , có hình ảnh nào đẹp?

+ Bài tập đọc có ý nghĩa gì ?

(Nên thiết kế thành bài tập trắc nghiệm )

– Nêu thông tin phản hồi về nội dung bài (cảm nhận , bài học nhận thức, tình cảm ) Ví dụ:

+ Qua bài đọc em hiểu ra điều gì ?

+ Em thích chi tiết / nhân vật nào trong truyện  ?   Vì sao ?

d. Một số điều cần lưu ý khi vận dụng phương pháp Giao tiếp trong tập đọc

Khi sử dụng phương pháp giao tiếp cần tạo điều kiện để học sinh thường xuyên nói vè bài đọc bằng tiếng việt. Tuy nhiên, kinh nghiệm sống của dân tộc chưa đủ để cảm nhận về  bài đọc, các em cũng chưa đủ vốn tiếng suy nghĩ về chia sẻ của mình. Vì thế, sự dẫn dắt của giáo viên cho học sinh thực hành giao tiếp phải giản dị, vừa sức và có tính gợi mở. Giáo viên không nên hỏi những câu hỏi quá dài, chứa nhiều nội dung cũng không hỏi về những điều không có trong kinh nghiệm sống của học sinh. Điều này có nghĩa   là nhiều giáo viên cần “biên tập lại” câu hỏi trong sách giáo khoa cho phù hợp với học sinh khi hướng dẫn các em tìm hiểu nội dung bài đoc ( Ví dụ, tách câu hỏi thành nhiều ý nhỏ , thay đổi cách hỏi, chuyển câu hỏi thành bài tập trắc nghiệm )

Thứ ba, Vận dụng phươn pháp luyện tập theo mẫu phù hợp với học sinh dân tộc trong dạy học Tập đọc.

a. Trong dạy học tập đọc, Phương pháp luyện tập theo mẫu được sử dụng khi

– Học sinh đọc từ, câu , đoạn ,bài theo mẫu.

– Học sinh làm các bài tập trắc nghiệm theo mẫu

b. Một số điều cần lưu ý khi vận dụng phương pháp Luyện tập theo mẫu trong dạy học Hoạt động luyện tập theo mẫu được thực hiện theo các bước: Giáo viên hướng dẫn cách thực hiện à giáo viên thực hiện một số hoạt động để làm mẫu à học sinh thực hiện theo mẫu. Để các hoạt động theo mẫu trong giờ tập đọc đạt được kết quả một cách trọn vẹn, nên phối hợp phương pháp giao tiếp. Giáo viên cần giao tiếp với học sinh để các em hểu lí do thể hiện cách phát âm/ giọng đọc như đã thực hiện. Mặt khác, các bài tập trắc nghiệm cũng chỉ cho thấy kết quả mà chưa cho thấy rõ lí do của mỗi sự lựa chọn của học sinh. Do vậy giáo viên cũng cần giao tiếp với học sinh để hiểu vì sao các em chọn phương án trắc nghiệm này  mà không chọn phương án khác.

Hoàng Thị Hoà (HT Trường TH Đắk Dục).